Vào chiều ngày 05/06/2024 tại khu vực ngõ 104 Cổ Nhuế, Hà Nội, anh Ngọc do bất cẩn đã đỗ xe ô tô Hyundai Creta ngay sát đường tàu, xe ô tô bị tàu hỏa đâm vào gây hư hỏng nghiêm trọng phần đầu xe. Nhiều người đặt câu hỏi xe ô tô bị tàu hỏa đâm có được bảo hiểm bồi thường?
Nhiều ý kiến của cư dân mạng, các luật sư, thậm chí không ít người là làm trong ngành bảo hiểm nhận định tổn thất xe ô tô sẽ không được bảo hiểm xe ô tô bồi thường, lý do là a Ngọc đã đỗ xe vi phạm hành lang an toàn đường sắt, vi phạm Luật giao thông đường bộ và Luật đường sắt.
Thông tin chính thức INFAIR nhận được xe anh Ngọc có mua bảo hiểm vật chất xe ô tô. INFAIR nhận định tổn thất xe ô tô của anh Ngọc chắc chắn thuộc trách nhiệm bảo hiểm và sẽ được công ty bảo hiểm bồi thường. Hiện nay Luật kinh doanh bảo hiểm và các quy định pháp luật khác liên quan không quy định loại trừ trách nhiệm bảo hiểm trong trường hợp bên mua bảo hiểm vi phạm pháp luật. Hợp đồng bảo hiểm là thỏa thuận dân sự nên để xác định tổn thất của xe có được bảo hiểm bồi thường hay không phải căn cứ vào hợp đồng bảo hiểm. Quy tắc bảo hiểm vật chất xe cơ giới của các doanh nghiệp bảo hiểm hiện nay không có điều khoản loại trừ bảo hiểm trong trường hợp bên mua bảo hiểm vi phạm pháp luật, mà chỉ quy định các điểm loại trừ đối với các hành vi, tình huống cụ có mức độ rủi ro/nguy cơ tổn thất cụ thể mà không phân biệt hành vi đó của bên mua bảo hiểm có vi phạm pháp luật hay không.
Để xác định tổn thất xe ô tô của anh Ngọc có được bảo hiểm xe ô tô bồi thường hay không cần xác định tổn thất này có thỏa mãn 02 điều kiện cần và đủ quy định trong quy tắc bảo hiểm:
Trước hết, điều kiện cần là tổn thất xe ô tô của anh Ngọc phải do rủi ro được bảo hiểm gây ra, các rủi ro được bảo hiểm được quy định trong điều khoản Phạm vi bảo hiểm của quy tắc bảo hiể/hợp đồng bảo hiểm.
Điều kiện đủ là tổn thất của xe không nằm trong các điều khoản loại trừ được quy định trong điều khoản Phạm vi bảo hiểm của quy tắc bảo hiể/hợp đồng bảo hiểm.
Ví dụ đâm và là rủi do được bảo hiểm, nhưng đâm va trong trong các trường hợp bị loại trừ như lái xe không có giấy phép lái xe, có cồn trong máu, xe không có giấy chứng nhận đăng kiểm còn hiệu lực, đi vào đường cấm… lại không được bảo hiểm.
Trở lại trường hợp xe của anh Ngọc, chúng tôi được biết xe của anh Ngọc có mua bảo hiểm vật chất xe ô tô và bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe ô tô đối với người thứ ba tại Tổng công ty cổ phần bảo hiểm hàng không (VNI). Quy tắc bảo hiểm xe ô tô của VNI có bảo hiểm cho rủi ro đâm va và trong các điểm loại trừ của VNI không loại trừ trường hợp lái xe vi phạm pháp luật, không loại trừ trường hợp xe đậu tại nơi cấm đỗ xe nên chắc chắn tổn thất xe ô tô của anh Ngọc sẽ được VNI bồi thường. Để yêu cầu bồi thường, chủ xe có thể tham khảo Hướng dẫn đòi bồi thường bảo hiểm xe ô tô của INFAIR.
INFAIR đăng tải đầy đủ Quy tắc bảo hiểm xe cơ giới của các doanh nghiệp bảo hiểm tại website này.
Trường hợp VNI từ chối bồi thường, anh Ngọc cần yêu cầu VNI có văn bản từ chối trong đó dẫn chiếu điều khoản loại trừ với trường hợp xe ô tô bị tàu đâm va do đậu xe không đúng quy định, sau đó khiếu nại tới VNI. Trường hợp VNI tiếp tục từ chối anh Ngọc cần khởi kiện ra tòa dân sự.
Xe của anh Ngọc có bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe ô tô đối với người thứ ba, nên nếu vụ va chạm này gây thiệt hại vật chất cho tàu và hàng hóa trên tàu, đường ray, anh Ngọc có quyền yêu cầu VNI bồi thường trách nhiệm dân sự phát sinh theo quy định tại Nghị định số 67/2023/NĐ-CP về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới, với mức trách nhiệm tối đa 100 triệu đồng, thủ tục yêu cầu bồi thường bảo hiểm trách nhiệm dân sự đã được INFAIR hướng dẫn chi tiết TẠI ĐÂY
INFAIR là đơn vị tư vấn bảo hiểm hàng đầu đang đi đầu trong việc tư vấn bảo hiểm xe ô tô và bảo hiểm xe điện, không chỉ tư vấn chủ xe lựa chọn đơn vị bảo hiểm tốt nhất với các điều khoản bảo hiểm tối ưu, INFAIR còn cam kết hỗ trợ khách hàng làm bảo hiểm nhanh gọn khi có rủi ro và bảo vệ quyền lợi bảo hiểm của khách hàng như luật sư riêng của khách hàng, hoàn toàn miễn phí.
Theo dõi