Nghị định 03/2021/NĐ-CP về bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đã có thay đổi theo hướng thuận tiện hơn cho bên mua bảo hiểm. Hầu hết các trường hợp tai nạn đều không cần hồ sơ công an khi giải quyết quyền lợi bảo hiểm.
Mục lục
ToggleChỉ cần hồ sơ công an trong trường hợp có người tử vong
Chỉ trường hợp tai nạn có người tử vong mới cần hồ sơ công an, và khi đó doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ sao chụp hồ sơ từ cơ quan công an. Điều này được quy định rõ tại Khoản 4 Điều 15 Nghị định:
“4. Bản sao các tài liệu liên quan của cơ quan Công an do doanh nghiệp bảo hiểm thu thập trong các vụ tai nạn gây tử vong đối với bên thứ ba và hành khách, bao gồm: Thông báo kết quả điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông hoặc Thông báo kết luận điều tra giải quyết vụ tai nạn giao thông.”
Trong tất cả các vụ tai nạn giao thông đều có cơ quan công an giải quyết lập hồ sơ đầy đủ nên luôn có hồ sơ cho bảo hiểm.
Đối với thiệt hại tài sản thì sao?
– Khoản 5a Điều 18 Nghị định khi xảy ra tai nạn, người được bảo hiểm phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền:
“Thông báo ngay cho doanh nghiệp bảo hiểm để phối hợp giải quyết, tích cực cứu chữa, hạn chế thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và tài sản, bảo vệ hiện trường tai nạn; thông báo ngay cho cơ quan Công an hoặc chính quyền địa phương nơi gần nhất để phối hợp giải quyết vụ tai nạn giao thông theo quy định và phối hợp với cơ quan chức năng trong việc điều tra, xác minh nguyên nhân vụ tai nạn giao thông.”
Tuy nhiên Nghị định này lại không quy định giảm trừ nếu không báo cơ quan có thẩm quyền, nên nếu người được bảo hiểm không báo cho cơ quan có thẩm quyền cũng không bị ảnh hưởng đến quyền lợi bảo hiểm. Cũng theo nghị định, dù người được bảo hiểm có báo cho công an và vụ việc được cơ quan công an giải quyết, nhưng không có chết người công an cũng không cung cấp hồ sơ cho công ty bảo hiểm, nên dù có công an giải quyết doanh nghiệp bảo hiểm cũng không thể có hồ sơ của cơ quan công an.
Vậy không có hồ sơ công an thì công ty bảo hiểm căn cứ vào đâu để giải quyết quyền lợi bảo hiểm? Khoản 1 Điều 12 Nghị định đã quy định rõ doanh nghiệp bảo hiểm phải tự xác minh, lập hồ sơ bồi thường:
“1. Khi xảy ra tai nạn, doanh nghiệp bảo hiểm hoặc người được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền phải phối hợp chặt chẽ với chủ xe cơ giới, người lái xe và bên thứ ba hoặc người đại diện hợp pháp của các bên liên quan thực hiện việc giám định tổn thất để xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất. Kết quả giám định phải lập thành văn bản có chữ ký của các bên liên quan. Chi phí giám định thiệt hại do doanh nghiệp bảo hiểm chi trả”.
Như vậy đối với các vụ tai nạn giao thông không có người tử vong, người được bảo hiểm chỉ cần thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm tiến hành giám định, xác minh. Nếu người được bảo hiểm không thông báo trong vòng 05 ngày, doanh nghiêp bảo hiểm chỉ có quyền giảm trừ tối đa 5% số tiền bồi thường
Chủ xe, lái xe cần làm gì khi doanh nghiệp bảo hiểm yêu cầu hồ sơ công an?
Trong các vụ tai nạn giao thông, nếu có chết người, hãy yêu cầu công ty bảo hiểm tự liên hệ cơ quan công an thu thập hồ sơ. Đó là nghĩa vụ của họ.
Đối với các vụ tai nạn giao thông không chết người, nếu công ty bảo hiểm yêu cầu hồ sơ công an mới giải quyết, người được bảo hiểm hãy từ chối yêu cầu này, yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm lập biên bản giám định theo đúng nghĩa vụ của họ, nếu không bồi thường yêu cầu họ căn cứ vào nghị định 03/2021/NĐ-CP mà từ chối bằng văn bản để phản ánh, tố cáo tới Bộ tài chính.
Các bạn tải Nghị định 03/2021/NĐ-CP tại đây Nghi dinh 03.2021 ve BH TNDS
How useful was this post?
Click on a star to rate it!
Average rating 0 / 5. Vote count: 0
No votes so far! Be the first to rate this post.
Hay