Nghị định 03/2021/NĐ-CP về bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới đã có những quy định mới thuận lợi hơn cho bên mua bảo hiểm. Tuy nhiên vẫn có những bất cập cố hữu từ Thông tư 22/2016/TT-BTC chưa được tháo gỡ, gây khó khăn cho việc giải quyết bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm, và khi doanh nghiệp bảo hiểm không biết giải quyết những vướng mắc đó sẽ quay sang gây khó khăn cho khách hàng. Một số doanh nghiệp bảo hiểm còn lợi dụng các bất cập đó để làm lý do trì hoãn bồi thường, bớt xén quyền lợi của khách hàng. Một số vấn đề nổi cộm gồm:
Mục lục
Toggle1. Bỏ quy định phải có hồ sơ tai nạn của cơ quan có thẩm quyền (Công an) nhưng phải tính lỗi khi bồi thường thiệt hại tài sản của bên thứ ba
Khoản 3b Điều 14 Nghị định quy định :b) Mức bồi thường cụ thể về thiệt hại đối với tài sản/1 vụ tai nạn được xác định theo thiệt hại thực tế và theo mức độ lỗi của người được bảo hiểm nhưng không vượt quá mức trách nhiệm bảo hiểm”.Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm cho rằng không có hồ sơ tai nạn của cơ quan công an nên không thể xác định lỗi của người được bảo hiểm, do vậy không đủ cơ sở giải quyết bồi thường. Nếu doanh nghiệp bảo hiểm hiểu rõ luật kinh doanh bảo hiểm và có trách nhiệm sẽ giải quyết được vướng mắc này. Ngay trong Điều 12 của Nghị định và Điều 48 Luật kinh doanh bảo hiểm đều quy định doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ giám định để xác định nguyên nhân tổn thất, xác định nguyên nhân chính là xác định mức độ lỗi của các bên liên quan. Doanh nghiệp bảo hiểm chủ động phân lỗi và lập thành biên bản giám định. Trường hợp bên mua bảo hiểm không đồng ý có thể yêu cầu trưng cầu giám định độc lập hoặc khởi kiện.
INFAIR đã từng có đề xuất với Bộ tài chính khi Chính phủ lấy ý kiến dự thảo là không tính lỗi khi bồi thường thiệt hại trách nhiệm dân sự cả về người và tài sản, doanh nghiệp bảo hiểm đền bù toàn bộ thiệt hại cho bên thứ ba chỉ cần bên mua bảo hiểm có lỗi, suy cho cùng theo bộ luật dân sự 2015 chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường cả khi không có lỗi. Xe cơ giới chính là một nguồn nguy hiểm cao độ.
2. Yêu cầu phải có hóa đơn sửa chữa tài sản của bên thứ ba
Khoản 3 điều 15 Nghị định quy định về hồ sơ bồi thường thiệt hại tài sản:“3. Tài liệu chứng minh thiệt hại đối với tài sản do bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm cung cấp:a) Hóa đơn, chứng từ hợp lệ về việc sửa chữa, thay mới tài sản bị thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra (trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện sửa chữa, khắc phục thiệt hại, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thu thập giấy tờ này).b) Các giấy tờ, hóa đơn, chứng từ liên quan đến chi phí phát sinh mà chủ xe cơ giới đã chi ra để giảm thiểu tổn thất hay để thực hiện theo chỉ dẫn của doanh nghiệp bảo hiểm.”Các nhà làm luật vẫn dừng ở nhận định chỉ xe cơ giới đâm nhau mà không nghĩ đến các tài sản khác không thể có hoá đơn chứng minh thiệt hại, xe cơ giới đâm va và các tài sản cố định như nhà cửa, cây cối, súc vật… không thể có hóa đơn, hoặc bên thứ ba không sửa chữa tài sản không thể có hóa đơn. Điều này gây khó khăn trong việc giải quyết bồi thường của các doanh nghiệp bảo hiểm.Sai sót này có thể khắc phục bằng cách áp dụng văn bản luật cao hơn là luật kinh doanh bảo hiểm. Điều 47 luật kinh doanh bảo hiểm quy định có thể thỏa thuận bồi thường bằng tiền.Các doanh nghiệp bảo hiểm không hiểu luật hoặc thiếu trách nhiệm cố tình áp dụng máy móc quy định này để trì hoãn bồi thường hoặc bớt xén quyền lợi của khách hàng, nhiều trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm trừ 8-10% thuế giá trị gia tăng vào số tiền bồi thường do không có hóa đơn GTGT.
3. Yêu cầu giữ hiện trường, không được tự sửa tài sản là bất khả thi
Khoản 5b Điều 18 Nghị định quy định bên mua bảo hiểm/người được bảo hiểm “Không được di chuyển, tháo gỡ hoặc sửa chữa tài sản khi chưa có ý kiến chấp thuận của doanh nghiệp bảo hiểm; trừ trường hợp cần thiết để đảm bảo an toàn, đề phòng hạn chế thiệt hại về sức khỏe, tính mạng và tài sản hoặc phải thi hành theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.” Yêu cầu bên thứ ba là nạn nhân giữ hiện trường và không tự ý sửa chữa tài sản của họ là bất khả thi, thậm chí vi hiến.
infair.com.vn
Bài liên quan:
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới: tại sao bắt buộc?
Nạn nhân bị tai nạn giao thông được hỗ trợ từ 14-45 triệu đồng từ quỹ bảo hiểm xe cơ giới
Hướng dẫn đòi bồi thường bảo hiểm xe máy
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới: Những bất cập của Nghị định 03/2021/NĐ-CP
Không cần có bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới khi đăng kiểm xe
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới có cần hồ sơ công an?