CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ HỖ TRỢ BẢO HIỂM INFAIR
Tư vấn mua bảo hiểm, Tư vấn đòi quyền lợi bảo hiểm​

☏ 0967375860

Kiến thức pháp luật liên quan đến bảo hiểm ô tô và giải quyết TNGT

Trang bị kiến thức pháp luật và tham gia bảo hiểm để bảo vệ quyền lợi, túi tiền của mình khi tham gia giao thông. Để giúp cộng đồng và những người mua bảo hiểm hiểu rõ các quy định của pháp luật để có cách hành xử đúng đắn khi không may xảy ra sự cố trên đường, tránh gặp rắc rối với các cơ quan nhà nước và bảo hiểm, INFAIR chia sẻ những kiến thức cơ bản về việc giải quyết các va chạm/tai nạn giao thông với cơ quan công an và làm việc với bảo hiểm

1. Không có hồ sơ công an, bảo hiểm không bồi thường có đúng không?

Không đúng. Hồ sơ công an là tài liệu cần thiết (nhưng không bắt buộc) để công ty bảo hiểm thực hiện nghĩa vụ giám định xác định nguyên nhân tai nạn. Nếu không có hồ sơ công an thì công ty bảo hiểm phải tự xác minh. Nếu có HSCA thì công ty bảo hiểm phải tự thu thập để thực hiện nghĩa vụ giám định của mình. Thông tư 63/2020/TT-BCA của bộ công an và thông tư liên tịch số 35 giữa BTC-BCA cũng quy định CSGT chỉ cung cấp hồ sơ cho công ty bảo hiểm. Hiện nay cơ quan công an cũng chỉ cung cấp hồ sơ TNGT cho doanh nghiệp bảo hiểm trong các trường hợp có tử vong, và chỉ áp dụng trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự.

Không có chuyện doanh nghiệp bảo hiểm không thể bồi thường vì không đủ năng lực thực hiện nghĩa vụ xác định nguyên nhân thiệt hại. Vậy tại sao lại có năng lực thu phí bảo hiểm?

2. Báo công an xử lý sẽ bị giữ xe đến 2 tháng hoặc hơn

Chưa đúng

Nếu bạn không có lỗi: CSGT phải trả lại xe ngay sau khi khám nghiệm phương tiện (Mục 1đ Điều 10 Thông tư 63/2020/TT-BCA).

Nếu bạn có lỗi: Tạm giữ theo luật xử lý vi phạm hành chính, thời hạn tạm giữ 7 ngày, nếu cần xác minh thì không quá 30 ngày. Nếu gia hạn tiếp thì phải có quyết định bằng văn bản và không quá 30 ngày (Mục 8 ĐIều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012)

Bộ công an nghiêm cấm việc giữ phương tiện giao thông của các bên liên quan đến vụ tai nạn giao thông để làm căn cứ giải quyết bồi thường thiệt hại.

Nếu vụ án có yếu tố hình sự thì CSGT chuyển hồ sơ và phương tiện qua CSĐT giải quyết theo luật tố tụng hình sự

3. Nạn nhân không bãi nại nên cảnh sát giao thông không ra được hồ sơ tai nạn giao thông.

Sai. Khoản 1 Điều 18 Thông tư 63/2020/TT-BCA quy định cảnh sát giao thông phải giải quyết vụ TNGT trong vòng 07 ngày, trường hợp vụ tai nạn giao thông có nhiều tình tiết phức tạp cần xác minh thêm thì có thể được kéo dài nhưng không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được tin báo về vụ tai nạn giao thông. Trường hợp phải thông qua giám định chuyên môn hoặc cần phải có thêm thời gian để xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ thì người có thẩm quyền phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.

4. Không thỏa thuận dân sự được thì cảnh sát giao thông không giải quyết vụ tai nạn

Sai. Cảnh sát giao thông không được phép yêu cầu các bên thỏa thuận, chỉ hướng dẫn. Trước khi hướng dẫn CSGT phải thông báo lỗi của các bên để các bên có cơ sở thỏa thuận, sau đó cảnh sát giao thông  sẽ ghi nhận thỏa thuận dân sự giữa các bên vào biên bản giải quyết tai nạn. Nếu các bên không thỏa thuận được thì đề nghị CSGT ghi vào biên bản là không thỏa thuận được, các bên tự giải quyết tại tòa án

5. Nạn nhân không bãi nại không được trả xe

Sai. Việc tạm giữ phương tiện theo quy định ở mục 2 nêu trên

Khoản 1đ ĐIều 10 Thông tư 63/2020/TT-BCA Nghiêm cấm việc giữ phương tiện giao thông của các bên liên quan đến vụ tai nạn giao thông để làm căn cứ giải quyết bồi thường thiệt hại

6. Chủ xe tự thỏa thuận với bên thứ ba Bảo hiểm chế tài 100%

Sai.

Quy tắc bảo hiểm chỉ chế tài khi chủ xe không bảo lưu quyền đòi bên thứ ba cho công ty bảo hiểm  theo hướng dẫn của công ty bảo hiểm, không có quy định chế tài lỗi tự thỏa thuận. Không ai được phép cấm các bên thảo thuận. Hãy thỏa thuận thoải mái, trong thỏa thuận vẫn bảo lưu quyền đòi bên có lỗi cho công ty bảo hiểm. Trước khi thỏa thuận hãy thông báo (bằng văn bản, tin nhắn làm bằng chứng) yêu cầu công ty bảo hiểm hướng dẫn hoặc tham gia thỏa thuận với bên thứ ba. Dưới đây là mẫu thỏa thuận dân sự vừa bồi thường được cho bên thứ ba vừa bảo lưu được quyền đòi bên thứ ba cho công ty bảo hiểm

infair.com.vn

4.8 4 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x