CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ HỖ TRỢ BẢO HIỂM INFAIR
Tư vấn mua bảo hiểm, Tư vấn đòi quyền lợi bảo hiểm​

☏ 0967375860

Bảo hiểm có được thế quyền đòi người trông giữ tài sản?

Vụ cháy garage ô tô tại Nam Trung Yên năm 2018 đã gây thiệt hại cho 03 chiếc xe ô tô, trong đó có xe ô tô Kia Carens của anh Phúc được bảo hiểm tại Bảo Minh

Anh Phúc mua xe của công ty SOBITEC có hợp đồng mua bán được công chứng đầy đủ. Xe vừa rút hồ sơ từ cơ quan cảnh sát giao thông, hủy đăng ký, trong thời gian chờ đăng ký tên chủ mới, garage Hưng Khang nơi anh Phúc để xe bị cháy dẫn đến cháy xe, thiệt hại toàn bộ.

Bảo Minh chấp nhận bồi thường nhưng đòi bồi thường cho công ty SOBITEC, không bồi thường cho anh Phúc với lý do anh Phúc chưa đăng ký đứng tên nên chưa được coi là chủ sở hữu, công ty SOBICTEC không nhận, yêu cầu Bảo Minh bồi thường cho anh Phúc là chủ xe mới.

Bảo Minh không đồng ý, anh Phúc kiện Bảo Minh ra tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm.

Kết quả: toà sơ thẩm buộc Bảo Minh bồi thường cho anh Phúc 315tr+90tr lãi chậm trả sau 3 năm. Bảo Minh tiếp tục kháng cáo nhưng cũng không biết kháng cáo điều gì, trong khi Bảo Minh đã xác định thiệt hại thuộc trách nhiệm bồi thường và sẵn sàng chi trả nhưng lại không chịu chi trả cho chủ sở hữu xe mới, mà cũng không trả lời trả cho ai. Đã có bản án đủ cơ sở trả rồi vẫn kháng cáo.

Trong phiên tòa Bảo Minh yêu cầu xác định trách nhiệm của garage Hưng Khang và đòi Thế quyền đòi garage Hưng Khang nếu Bảo Minh phải bồi thường. Tòa không chấp nhận yêu cầu này vì không thuộc phạm vi giải quyết của vụ án, tòa xác định Bảo Minh phải tự xác minh xem garage Hưng Khang có lỗi đối với thiệt hại hay không và khởi kiện Hưng Khang bằng một vụ án khác.

Một câu hỏi đặt ra ở đây là Bảo Minh có được thế quyền anh Phúc đòi người trông giữ xe là Garage Hưng Khang không?

Thế quyền là nguyên tắc áp dụng trong bảo hiểm tài sản. Trong trường hợp thiệt hại tài sản có lỗi của bên thứ ba, người được bảo hiểm có trách nhiệm bảo lưu và chuyển quyền đòi bên thứ ba có lỗi cho doanh nghiệp bảo hiểm. Trường hợp người được bảo hiểm không chuyển quyền hoặc làm mất quyền đòi bên thứ ba có lỗi, doanh nghiệp bảo hiểm có quyên từ chối một phần hoặc toàn bộ số tiền bồi thường lẽ ra thuộc trách nhiệm đền bù của bên thứ ba.

Theo quan điểm của INFAIR, Bảo Minh không được thế quyền đòi Garage Hưng Khang vì các lý do:

Thứ nhất: Bản thân garage Hưng Khang cũng là nạn nhân của vụ cháy, Garage Hưng Khang không phải là bên gây thiệt hại, không có lỗi

Thứ hai, khi anh Phúc giao xe cho Hưng Khang quản lý thì Hưng Khang chính là người được bảo hiểm, không phải bên thứ ba nên không thuộc đối tượng để Bảo Minh đòi bồi hoàn

Trong vụ việc này Bảo Minh phải tự xác minh xem nguyên nhân cháy xuất phát từ đâu, bên gây cháy mới là bên có lỗi. Sau khi xác định được bên gây cháy có lỗi Bảo Minh có quyền yêu cầu bên gây cháy đền bù, hoặc khởi kiện theo Điều 49 Luật kinh doanh bảo hiểm và Điều 584 Bộ luật dân sự 2015.

Theo thông tin chúng tôi thu thập được từ cơ quan công an, nguyên nhân cháy xuất phát từ sự cố chập điện từ garage bên cạnh. Cơ quan công an đã đình chỉ điều tra vụ án do không có yếu tố tội phạm. Như vậy vụ việc được kết luận không có ai có lỗi, việc Bảo Minh đòi bên thứ ba là bất khả thi, trừ khi Bảo Minh có thể yêu cầu được cơ quan công an điều tra lại vụ cháy và xác định được bên có lỗi. Điều này gần như bất khả thi.

Bảo Việt cũng đang bị kiện một vụ tương tự.

 

5 2 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
2 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Hoàng Anh
Hoàng Anh
1 năm trước

Em bình luận hỏi là được trả lãi chậm nữa cơ à?

2
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x