CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ HỖ TRỢ BẢO HIỂM INFAIR
Tư vấn mua bảo hiểm, Tư vấn đòi quyền lợi bảo hiểm​

☏ 0967375860

Gửi tiết kiệm bị lừa mua bảo hiểm nhân thọ: hướng dẫn đòi lại tiền

Trong thời gian gần đây, vấn nạn người gửi tiết kiệm bị đại lý bảo hiểm nhân thọ và nhân viên ngân hàng kênh bancassurance lừa thay vì gửi tiết kiệm thì ký hợp đồng đầu tư lãi cao hơn tiết kiệm. Đến hết một năm đi đáo hạn sổ tiết kiệm mới biết đã bị lừa mua bảo hiểm nhân thọ, nếu không đóng tiếp sẽ bị mất toàn bộ số tiền đã đóng. Đau xót hơn, nhiều nạn nhân lại là những người lớn tuổi ít thông tin bị những đối tượng này lừa mất toàn bộ số tiền tiết kiệm dưỡng già.

Vấn nạn này đang được báo chí nói nhiều chúng tôi không cần đề cập thêm, cơ quan quản lý cũng chưa có hành động cụ thể nào để ngăn chặn tình trạng lừa đảo này. Bài viết này INFAIR sẽ tư vấn cách hủy hợp đồng, đòi lại số tiền tiết kiệm bị lừa thành phí bảo hiểm dựa trên các quy định của luật kinh doanh bảo hiểm.

Bước 1: Làm văn bản khiếu nại tới trụ sở chính công ty bảo hiểm nhân thọ với các lập luận:

  • Trình bày đúng sự thật, xác định mình chỉ đi gửi tiết kiệm nhưng đã bị đại lý bảo hiểm và nhân viên ngân hàng lừa mua hợp đồng bảo hiểm mà vẫn đinh ninh là gửi tiết kiệm
  • Cung cấp các bằng chứng chứng minh các chữ ký trên các tờ yêu cầu bảo hiểm không phải của mình (nếu mình không ký)
  • Yêu cầu công ty bảo hiểm chứng minh đại lý bảo hiểm đã giải thích đầy đủ điều khoản bảo hiểm theo ĐIều 17 luật KDBH và cung cấp đầy đủ thông tin theo Điều 19 luật KDBH:

Yêu cầu bằng chứng đại lý đã giải thích: chắc chắn không có bằng chứng

– Yêu cầu bằng chứng toàn bộ điều khoản bảo hiểm (quy tắc bảo hiểm) đã được cung cấp kèm theo giấy yêu cầu bảo hiểm tại thời điểm nhân đại lý tư vấn và ký hợp đồng (thời điểm thu phí), bộ điều khoản đó phải bằng bản in có chữ ký của người mua bảo hiểm trên đó để chứng minh công ty bảo hiểm đã cung cấp và giải thích đúng bộ điều khoản bảo hiểm đó. Chắc chắn không thể có. Điều này sẽ chứng minh công ty bảo hiểm nhân thọ không trung thực với khách hàng ngay tại thời điểm ký hợp đồng bảo hiểm

  • Yêu cầu đối chất với đại lý bảo hiểm đã lừa mình

Bước 2: Nếu bước 1 không thành công thì làm đơn tố cáo (nhớ là đơn tố cáo theo luật tố cáo) gửi Cục quản lý giám sát bảo hiểm. Có thể tăng áp lực bằng cách đến Bộ tài chính tố cáo vào ngày lãnh đạo bộ tiếp dân 15 hàng tháng

Nếu bước 2 cũng không thành công, chuyển sang bước 3:

Bước 3: Kiện ra tòa

Song song với các bước trên, truyền thông mạnh mẽ trên các hội nhóm Facebook như nhóm TƯ VẤN ĐÒI QUYỀN LỢI BẢO HIỂM

Infair.com.vn

Bài liên quan:

5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x