Trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự thường xuất hiện tranh chấp về số tiền bồi thường cho thiệt hại trách nhiệm dân sự. Hiện nay các bên thường tranh chấp 3 loại định giá thiệt hại có số tiền khác nhau là định giá theo 1. kết luận định giá thiệt hại trong tố tụng hình sự do cơ quan cảnh sát điều tra cung cấp, 2. định giá thiệt hại theo giám định của công ty bảo hiểm và 3. định giá theo chi phí sửa chữa thực tế.
Mục lục
ToggleĐịnh giá theo kết luận của cơ quan công an
Khi ước lượng tổn thất tài sản bên thứ ba có thể vượt ngưỡng khởi tố hình sự theo Điều 260 bộ luật hình sự, cơ quan công an sẽ trưng cầu định giá của Hội đồng định giá trong tố tụng hình sự. Kết luận của hội đồng định giá có giá trị xác định mức thiệt hại do lái xe vi phạm luật giao thông gây ra có đến mức khởi tố hình sự hay không.
Định giá theo chi phí sửa chữa thực tế
Trên cơ sở kiểm tu thiệt hại thực tế, cơ sở sửa chữa sẽ lên báo giá sửa chữa đầy đủ để khôi phục lại tài sản trở lại trạng thái tương tự như trước khi xảy ra tổn thất. Chi phí sửa chữa gồm phụ tùng thay thế và chi phí nhân công, đồng sơn.
Định giá theo kết luận giám định của doanh nghiệp bảo hiểm
Theo quy định tại Điều 12 Nghị định 03/2021/NĐ-CP về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ giám định chi tiết thiệt hại để xác định thiệt hại thực tế. Thông thường thiệt hại thực tế do doanh nghiệp bảo hiểm xác định bằng Tổng chi phí sửa chữa – khấu hao phụ tùng thay thế mới.
Tại sao lại trừ khấu hao: Vì bản chất người được bảo hiểm (người gây thiệt hại) chỉ phải bồi thường giá trị thực tế của tài sản tại thời điểm tổn thất, không phải tài sản mới giá cao hơn (theo điều 585 BLDS 2015) nên doanh nghiệp bảo hiểm chỉ phải bồi thường thiệt hại thực tế, tức là trừ khấu hao phụ tùng thay thế mới khỏi chi phí sửa chữa.
Bảo hiểm bồi thường theo định giá nào?
- Định giá thiệt hại trong tố tụng hình sự (do Cơ quan công an trưng cầu) chỉ có giá trị áp dụng trong tố tụng hình sự, không liên quan đến tranh chấp dân sự. Tuy nhiên đây cũng là một nguồn tham khảo cho các bên tranh chấp.
- Chi phí sửa chữa: Chi phí sửa chữa luôn lớn hơn thiệt hại thực tế, trong khi người được bảo hiểm chỉ phải bồi thường thiệt hại thực tế. Do vậy bảo hiểm không phải bồi thường toàn bộ chi phí sửa chữa.
- Thiệt hại thực tế theo giám định của doanh nghiệp bảo hiểm: Đây chính là số tiền doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường trách nhiệm dân sự, điều này hoàn toàn phù hợp với Điều 12 Nghị định 03/2021/NĐ-CP quy định doanh nghiệp bảo hiểm phải tự giám định để xác định mức độ tổn thất.
Số tiền bồi thường = Chi phí sửa chữa – Khấu hao phụ tùng thay thế
Vậy phần khấu hao bên nào phải chịu?
Là người được bảo hiểm hay bên thứ ba?
Số tiền này bên thứ ba phải chịu, vì bên thứ ba không thể nhận được số tiền nhiều hơn thiệt hại do bên khác gây ra (bị thiệt hại đồ cũ khổng thể được thay đồ mới nếu bên gây thiệt hại không chấp nhận).
Bên thứ ba không chịu thì sao? Tòa án sẽ là nơi phân xử.
Nếu xe bên thứ ba có bảo hiểm vật chất thì bảo hiểm vật chất phải đền phần khấu hao này theo điều khoản không khấu hao phụ tùng thay mới.
Đó là lý do bảo hiểm TNDS luôn trừ khấu hao khi bồi thường. Và bên bảo hiểm vật chất khi thế quyền đòi bên thứ ba bồi thường 100% số tiền bồi thường bảo hiểm vật chất là sai. Quy định giảm trừ 100% số tiền bồi thường khi người được bảo hiểm không bảo lưu quyền đòi bên thứ ba cũng sai nốt, bên bảo hiểm vật chất chỉ được giảm trừ số tiền thuộc trách nhiệm đền bù của bên thứ ba, tức là phải trừ đi phần khấu hao luôn thuộc trách nhiệm bồi thường của bảo hiểm vật chất.
infair.com.vn
Bài liên quan:
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới: tại sao bắt buộc?
Nạn nhân bị tai nạn giao thông được hỗ trợ từ 14-45 triệu đồng từ quỹ bảo hiểm xe cơ giới
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới: Những bất cập của Nghị định 03/2021/NĐ-CP
Không cần có bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới khi đăng kiểm xe
Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới có cần hồ sơ công an?