Điều 49 luật kinh doanh bảo hiểm quy định về nguyên tắc thế quyền “Trong trường hợp người thứ ba có lỗi gây thiệt hại cho người được bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm đã trả tiền bồi thường cho người được bảo hiểm thì người được bảo hiểm phải chuyển quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn khoản tiền mà mình đã nhận bồi thường cho doanh nghiệp bảo hiểm”.
Hiện nay nhiều trường hợp thiệt hại do bên thứ ba gây ra công ty bảo hiểm yêu cầu khách hàng kiện bên thứ ba ra tòa, tòa xử có bản án mới chịu nhận thế quyền và mới bồi thường với quan điểm: Có quyền mới thế. Đây là quan điểm sai.
Khi cơ quan công an giải quyết vụ tai nạn, hay chính công ty bảo hiểm khi giám định hiện trường xác định được lỗi của bên thứ ba tức là đã xác định trách nhiệm của bên thứ ba. Khi đó doanh nghiệp bảo hiểm hướng dẫn chủ xe làm văn bản chuyển quyền cho công ty bảo hiểm là đủ. Việc khởi kiện đòi bên thứ ba là việc của công ty bảo hiểm, và việc khởi kiện đó là đi đòi, không phải xác lập quyền đòi, vì quyền đã được xác lập theo kết luận của công an/kết quả giám định của chính công ty bảo hiểm.
Bản chất thế quyền là lợi ích của công ty bảo hiểm, công ty bảo hiểm có thể nhận hoặc không nhận, nhưng việc nhận thế quyền hay không cũng không làm thay đổi trách nhiệm đền bù của công ty bảo hiểm, trừ trường hợp công ty bảo hiểm yêu cầu bên mua bảo hiểm chuyển quyền nhưng bên mua bảo hiểm từ chối chuyển giao.
Thực tế công ty bảo hiểm chỉ được thế quyền sau khi đã bồi thường, tức là đã bị thiệt hại tài chính do lỗi của bên thứ ba. Chưa trả tiền bồi thường cho khách hàng thì cơ sở nào để đòi thế quyền?
Bản án tham khảo Bản án bảo hiểm: Từ chối bồi thường do chủ xe tự thoả thuận với bên thứ ba, bảo hiểm thua kiện
infair.com.vn
Bài liên quan:
Xe bị người khác gây thiệt hại bảo hiểm có bồi thường không
Bảo hiểm chế tài lỗi không bảo lưu quyền đòi bên thứ bên thứ ba: Không dễ
Bản án bảo hiểm: Từ chối bồi thường do chủ xe tự thoả thuận với bên thứ ba, bảo hiểm thua kiện
Mức giảm trừ bồi thường (chế tài) bảo hiểm ô tô của các doanh nghiệp bảo hiểm